Hiện nay, nhu cầu của khách hàng về yến ngày càng nhanh hơn và mang về lợi nhuận khổng lồ. Chính vì thế, nhiều người rất muốn biết cách xây nhà yến để kinh doanh. Hãy cùng Yến Sào Hoàng Gia tìm hiểu cách làm nhà yến đơn giản nhé!!
Lựa chọn nơi thích hợp để xây nhà yến.
Chim yến vốn thích nơi hoang dã, yên tĩnh vì vậy hãy chọn những nơi yên tĩnh vắng vẻ để chúng không bị dọa sợ để xây dựng. Ta nên chọn những nơi có điều kiện thời tiết nhiệt độ phù hợp với chim yến để đảm bảo được môi trường sống cho chúng. Thường thì yến sẽ ở trên những hòn đảo yến, vách đá và hang động vì chúng dễ dàng tìm kiếm được thức ăn và phù hợp với môi trường sống của chúng. Ngoài ra, ta nên chọn địa điểm ở đường bay của chúng để dễ dẫn dụ chúng vào làm tổ hơn. Quan sát và vẽ lại hướng di chuyển của yến, vị trí cách nơi chúng tìm kiếm thức ăn nên khoảng từ 5km đến 8km.
Hiện nay, các tỉnh ven biển rất ưa chuộng việc xây nhà yến như ơ Kiên Giang, Khánh Hòa và Lâm Đồng. Đây có thể nói là 3 tỉnh có số lượng nhà yến cao nhất cả nước có điều kiện khí hậu và độ ẩm phù hợp để yến có thể làm tổ và sinh sản và nằm trên đường di chuyển của chúng.
Điều kiện để xây dựng nhà yến.
Nơi xây nhà yến ở nơi có điều kiện thiên nhiên tốt, nguồn nước và không khí không bị ô nhiễm vì thế nên xây dựng nhà yến ở gần những khu công nghiệp, công xương có thể ảnh hưởng để sức khỏe của chúng và ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của chúng.
Xây dựng nhà nuôi yến là nơi để chim yến được sinh sống có để xây tổ và sinh con, chúng có thể dễ dàng đi kiếm ăn cho con non.
Điều kiện thời tiết ở trên cũng cần chúng ta rất coi trọng như nhiệt độ, độ ẩm, hướng gió,… Nhiệt độ môi trường để nuôi yến là từ 20 đến 32 độ C, độ ẩm khoảng 70% đến 85% ( độ ẩm này thường sẽ các vùng ven biển hoặc các đảo yến sẽ có thể đáp ứng được ), hướng gió theo từng vùng khác nhau Bắc Trung Bộ thì có góp Đông Bắc, Nam Trung Bộ sẽ có gió Tây Nam, về phía Nam thì sẽ có gió Tây và gió Tây Nam. Sở dĩ được chia ra thành các khu vực như trên vì các vùng khí hậu trên khác nhau.
Nên xây nhà yến trên đường bay của chim yến để dễ dàng dẫn dụ chúng vào xây tổ.
Độ cao của nhà yến không nên cao quá mặt nước biển 1km, xây dựng nhà yến trên độ cao này chim yến vẫn có thể sinh hoạt bình thường tuy nhiên chúng rất dễ gặp những thiên dịch tự nhiên của mình đại bàng, chim cắt,…………… Ngoài ra, việc xây nhà quá cao chúng sẽ khó kiếm thức ăn và đường bay sẽ dài hơn, ngoài ra thì nhiệt độ trên 1km sẽ khá lạnh không đảm bảo được nhiệt độ cho chim yến sinh sống, vì vậy chúng sẽ chọn những địa hình và địa điểm thấp hơn.
Một số mô hình nhà nuôi chim yến phổ biến hiện nay.
Dưới đây là 3 mô hình phổ biến nhất và nhiều nhà công ty xây dựng nhất:
- Mô hình nhà bằng gạch: loại này khá phổ biến và được sử dụng nhiều vì có độ bền cao, để được lâu năm, chi phí xây dựng cũng tiết kiệm hơn các loại khác, thích hợp cho những công ty đang có ít vốn, mô hình này đủ để chống chọi ở thời tiết hậu nước ta.
- Mô hình nhà 3D: đây là loại nhà được được thiết kế độc đáo, bắt mắt thường được xây dựng để thu hút các khách du lịch, tuy nhiên chúng rất dễ bị hư hỏng, tuổi thọ ít nhưng chi phí xây dựng lại vô cùng đắt đỏ.
- Mô hình lắp ghép bằng tấm lợp thông minh: đa số mô hình này thường được dùng ở vùng Tây Nam Bộ vì việc xây dựng mô hình có thể thi công một cách nhanh chóng, vật liệu nhẹ. Tuy nhiên, độ bền của mô hình này rất thấp và khó điều chỉnh nhiệt độ thích hợp trong nhà yến để phù hợp với yến.
3 mô hình trên đều có điểm ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Ai muốn dùng xây dựng lâu bền, kinh doanh lâu dài thì nên xây nhà bằng gạch, ai muốn xây dựng để thu hút khác du lịch thì có thể xây dựng mô hình nhà yến 3D và ai muốn xây nhanh gọn để nhanh có thể sản xuất tổ yến thì có thể dùng mô hình thứ 3 lắp ghép bằng tấm lợp thông minh.
Cách xây dựng nhà yến đơn giản và tiết kiệm chi phí.
Hình dáng của nhà yến.
Nhà nuôi yến vốn có hình dáng giống như một khối hình chữ nhật lớn được làm bằng bê tông với nhiều ô hình chữ nhật nhỏ xung quanh, nhìn như một chiếc kho lớn có hình ống khói với chiều cao và chiều rộng là nhà mái hoặc mái lợp.
Hình dáng ngôi nhà nuôi yến.
Chim yến ở mộ trường tự nhiên thường sống trong các hang động lớn vì vậy chúng đã quen với việc sống trong môi trường rộng nên xây nhà yến khoảng 150m2 đến 200m2. Để có thể tối đa được điện tích đất và số lượng không gian xây tổ của yến ta có thể chia nhà yến thành 3 đến 5 tầng.
Thông thường một nhà yến có điện tích 200m2 thì bình quân sẽ có 54 tổ trên mỗi m2 mỗi năm, còn với những nhà nhỏ 80m2 đều cho sản lượng thấp hơn hẳn. Vậy nếu xây nhà yến có diện tích khoảng 200m2 thì sẽ lương tổ có thể thu trong một năm lên đến 10,800 tổ trên một năm.
Đối với những mảnh đất tương đối nhỏ với diện tích khoảng 64m2 ( 4×16) hoặc 80m2 ( 4×20 ) vẫn có thể xây dựng nhà yến bằng cách chia thành 4 đến 5 phòng kích thước 4×4. Đa số ở nước ta mọi người thường xây nhà nuôi yến với diện tích từ 5 đến 6m nhân với 20m và chia thành 3 tầng.
Độ cao của nhà nuôi yến càng cao thì càng tốt tuy nhiên không nên cao hơn 1000m so với mực nước biển, ở vùng nóng độ độ là 27 độ C thì cao từ 3 đến 4,5m và vùng lanh là từ 2 đến m. Nhà cao sẽ còn giúp việc chia tầng, chia phòng, điều hòa độ ẩm, nhiệt độ và không khí tốt hơn. vì yến thường sống ở những vách núi cao trên vách đá nên nhà yến cao cũng làm chúng quen với cuộc sống thông thường hơn.
Tường xây của nhà nuôi yến nên đạt được độ dày từ 20 đến 25 cm được làm từ xi- măng, vôi, cát. Để hạn chế nhiệt độ tại những vùng có nhiệt độ cao, bạn có thể xây 2 lớp gạch cách nhau khoảng trống 5cm để giúp hạ nhiệt tốt hơn. Nên trát tường bằng xi măng trơn láng để tránh các con côn trùng, cát bụi và các loài chim khác xâm nhập vào nhà yến.
Mái và nóc của nhà yến nên dùng các vật liệu như tôn lạnh với góc nghiêng ở phía Bắc ( lạnh ) nhỏ hơn 30 độ và phần trung nam bộ ( nóng ) tối thiểu là 45 độ. Những nơi quá nóng thì nên lợp mái cách trần từ 0.5 đến 0.8m để giảm hơi nóng và sử dụng vật liệu cách nhiệt.
Cách xây dựng lối ra vào của nhà yến.
Cửa ra vào nên xây dựng như cửa hang và sơn màu đen, thường được đặt ở trên tạo điểm kiến với chim yến dễ di chuyển, lối đi này thường có chiều cao và chiều rộng từ 30x 20cm đến 45x30cm vừa đủ để chim yến bay ra và hạn chế các loài chim lớn khác xâm nhập vào. Để giảm ảnh sáng chiếu vào từ cửa, có thể làm một vách ngăn giả và cách cửa khoảng 50cm. Với những nhà có kích thước nhỏ 4×16 hoacwj 4×20 thì có thể làm 2 cửa gần mép góc tường, nhà diện tích lớn 8×16 – 20 hoặc 10×20 thì có thể làm 2 cửa ở trên và giữa tường nhà.
Xây dựng từng phòng cho chim yến.
Thường nhà yến sẽ được làm từ 3 đến 5 tầng, mỗi tầng cao khoảng 2m vì vậy nếu cao khoảng 3 tầng thì chiều cao là 7m đến 7,5m. Tuy nhiên hiện nay cách nhà yến thường được xây dựng phổ biến là 2 tầng và phía trên có 1 phòng để yến có thể tự do bay lượn. Thêm vào đó, cần làm thông qua các phòng, nếu phòng nhỏ 4×4 thì cần 2 cửa thông, phòng 4×8 thì cần 1 cửa thông ở giữa phòng.
Xây dựng lỗ thông tầng.
Nên xây dựng các lỗ thông tầng giữa các tầng để chim yến dễ bay lượn, chiệu rông của lỗ thông thường là 2.5m giống với các khe sâu của các hang động
Lắp xà gỗ trong nhà yến.
Để có thêm không gian cho yến đậu và bám tăng điện tích làm tổ thì nên ngắn thêm các lắp xà gỗ. Cách dùng xà gỗ là gắn trực tiếp chúng lên vách tường thường với bề dày khoảng 1,5 đến 2 cm và rộng từ 15 đến 20 cm, vùng nóng nên có độ dày 1,5 đến 15cm và nơi lạnh thì độ dày 2cm và rộng 29cm
Người ta thường lắp những tấm xà gỗ theo luồng các nhau khoảng 30cm thành các ô chữ nhật với kích thước 30×100 hoặc 40×100. Thêm vào đó, xà gỗ còn chưa khuôn thêm các xà dọc. Nên đảm bảo tầng gôc vì đây là nơi yến sẽ xây tổ.
Sơn nhà yến và đảm bảo ánh sáng.
Bên ngoài nên sơn vôi trắng hoặc xám vì đây là màu sáng còn bên trong thì chỉ cần trát tường đều. Bạn nên đóng kín cửa để ảnh sáng không lọt vào nhà yến và chúng sẽ có cảm giác giống như ở trong hang động hơn.
4.8 Điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm nhà nuôi yến.
Việc này vô cùng quan trọng vì sẽ đảm bảo được môi trường sống tốt cho yến, cách đơn giản để điều chỉnh độ ẩm là đặt chậu nước nhỏ, bể cạn ở bên trong các phòng chim, ệ thống phun nước tươi xung quanh nhà yến để giảm độ nóng khi cần thiết và cấp ẩm cho điểm kiện sống của yến được đảm bảo.
Xem thêm: Nuôi yến bao lâu thì thu hoạch?
Xem thêm: Yến nuôi nhiều nhất ở tỉnh nào? Khánh Hòa có phải là tỉnh nuôi yến nhiều nhất
Bảo vệ bằng hàng rào và khuôn viên quanh nhà yến.
Nên chọn những nơi có đất rộng rãi có khuôn viên nhất định để yến bay lượn tự do. Thông thường với kích thước sân khoảng 4m x 4m và xây tường chắn gió để chim yến có cảm giác an toàn hơn và không bị sức cản của gió làm ảnh hưởng. Trồng thêm các loại cây quanh nhà để đảm bảo nhiệt độ, môi trường sạch hơn cho yến.
Tóm lại, trên đây là các xây dựng nhà yến đơn giản và tiết kiệm, hiệu quả mang lại cũng rất tốt. Yến Sào Hoàng Gia hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn và giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn khi xây nhà yến.
Nên Mua Yến Sào Quận 3 Ở Đâu Đảm Bảo Uy Tín Và Chất Lượng
Nội dung bài viếtLựa chọn nơi thích hợp để xây nhà yến. Điều kiện để xây
Yến Sào Hoàng Gia – Địa chỉ bán yến sào Bình Thạnh uy tín và chất lượng
Nội dung bài viếtLựa chọn nơi thích hợp để xây nhà yến. Điều kiện để xây
Mua yến sào chất lượng tốt ở quận 2? Địa chỉ bán yến sào uy tín
Nội dung bài viếtLựa chọn nơi thích hợp để xây nhà yến. Điều kiện để xây
Nên mua Yến Sào ở đâu khi ở Quận 1
Nội dung bài viếtLựa chọn nơi thích hợp để xây nhà yến. Điều kiện để xây
Cách làm sạch hồng yến đơn giản tại nhà
Nội dung bài viếtLựa chọn nơi thích hợp để xây nhà yến. Điều kiện để xây
Hồng yến khác yến trắng như thế nào?
Nội dung bài viếtLựa chọn nơi thích hợp để xây nhà yến. Điều kiện để xây