" "

[LƯU Ý] Tác dụng của yến sào với bệnh tiểu đường

Đăng vào 27/06/2022 267 lượt xem

Yến sào không chỉ được biết đến là một loại thực phẩm bổ dưỡng. Trong Đông Y, tổ yến còn là một vị thuốc quý giúp bồi bổ cơ thể và tăng cường sức khỏe hiệu quả. Những nghiên cứu gần đây đã cho biết yến sào có công dụng tuyệt vời với bệnh nhân tiểu đường. Cụ thể là giúp nhóm người mắc bệnh này cân bằng được lượng đường trong máu và giúp giảm các biến chứng do tiểu đường gây ra. Cùng nhiều công dụng khác mà bài viết sau đây sẽ giúp bạn làm rõ. Tác dụng của yến sào với bệnh tiểu đường

1. Tác dụng đáng giá của yến sào với sức khỏe

Yến sào được xếp vào hàng bát trân thượng phẩm, chuyên dùng cho các bậc vua chúa ngày xưa bởi độ quý hiếm cũng như những giá trị dinh dưỡng cao cấp mà yến sào đêm lại. Đây là loại thực phẩm giàu dưỡng chất, có chứa hàm lượng protein cao chiếm (45-55%), trong đó bao gồm đến 18 loại axit amin và 31 nguyên tố vi lượng.

Trong yến sào có chứa acid syalic và tyrosine, là các chất đóng vai trò phục hồi các vết thương khi bị ảnh hưởng do các yếu tố bên ngoài, nhiễm độc. Ngoài ra, sử dụng tổ yến thường xuyên còn giúp làm sạch cơ quan hô hấp và phổi, đồng thời giảm dị ứng, ngăn việc mắc các bệnh như cảm cúm, ho…

Tác dụng của yến sào với bệnh tiểu đường

>>> Xem thêm: Tác dụng của yến sào với phụ nữ mang thai (MỚI NHẤT 2022)

Yến sào là sản phẩm phù hợp để sử dụng cho nhiều đối tượng ở các độ tuổi khác nhau, với những công dụng quan trọng sau đây:

  • Giúp Cải thiện trí nhớ, tăng cường hỗ trợ phát triển trí não, giúp nhớ lâu và tập trung tốt hơn.
  • Tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch giúp chống lại các tác động xấu từ môi trường như khí hậu, thực phẩm bẩn…
  • Giảm thiểu các triệu chứng đau nhức, mệt mỏi, chóng mặt, say sóng, đau đầu…
  • Đặc biệt đối với phụ nữ, yến sào có tác dụng ngăn chặn lão hóa, chống oxy hóa tốt. Chị em sẽ luôn sở hữu làn da sáng mịn đầy sức sống.
  • Còn đối với phái mạnh, yến sào được xem là bí quyết để tăng cường sức khỏe sinh lý, giúp tái tạo hocmoon.

Yến sào rất giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và công dụng hữu hiệu cho người lớn, người bệnh… Vậy người bệnh tiểu đường ăn yến sào có tốt không?

3. Tác dụng của yến sào với bệnh nhân tiểu đường là gì?

Như chúng ta đều biết, người bệnh tiểu đường rất quan tâm đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi để có thể kiểm soát được lượng đường huyết trong máu. Vì vậy, người bệnh tiểu đường ăn yến sào được không là thông tin được nhiều người quan tâm và tìm hiểu qua nhiều nguồn khác nhau. 

Tác dụng của yến sào với bệnh tiểu đường?

>>> Xem thêm: Tác dụng của yến sào với người bệnh

Tìm hiểu về bệnh tiểu đường 

Để biết bệnh nhân tiểu đường ăn yến sào được không thì trước tiên, chúng ta cần phải biết rõ nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường:

Tiểu đường là một căn bệnh liên quan đến insulin. Đây là loại hormone được tiết ra từ tế bào beta đảo tụy, với nhiệm vụ chủ yếu là vận chuyển glucose từ máu vào trong tế bào. Các tế bào trong cơ thể sử dụng glucose để tạo ra năng lượng. Insulin có vai trò gắn kết với thụ thể trên màng tế bào nhằm tạo ra các kênh vận chuyển, và glucose sẽ có thể đi vào bên trong tế bào qua các kênh này. 

Có thể hiểu Insulin như “chiếc chìa khóa”, giúp mở ra các cánh cửa trên tế bào, cho phép glucose đi vào bên trong tế bào. Và khi lượng insulin không đủ cho sự chuyển hóa lượng đường tương ứng, cơ thể sẽ bắt đầu đề kháng lại loại hoocmon này dẫn đến tình trạng tăng đường huyết hay gọi là bệnh tiểu đường.

Yến sào hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường như thế nào?

Tổ yến sào bao gồm nhiều thành phần thiết yếu cho sức khỏe. Các nhà khoa học cũng khám phá được trong thành phần của yến sào có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của cơ thể. Đặc biệt là các loại khoáng chất, 18 loại axit amin và vi chất khác nhau. Một số thành phần phải nhắc đến như:

– Lucine (4.56%) có vai trò điều chỉnh lượng đường trong máu ổn định.

– Phenylanin là chất hỗ trợ điều tiết việc đông máu, đường huyết và cải thiện trí nhớ cho người già.

– Chất isoleucine trong yến cao cấp có tác dụng điều tiết, giúp bão hòa lượng đường trong máu, cũng như góp phần hình thành hemoglobin.

Với những thành phần và lợi ích mà tổ yến mang lại, chúng ta có thể thấy người bệnh tiểu đường ăn yến sào sẽ giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên, việc dùng yến sào với liều lượng như thế nào giữa người bình thường và người bệnh tiểu đường sẽ có sự khác nhau. Vì thế, tốt nhất người bệnh nên tham vấn ý kiến từ các chuyên gia, bác sĩ để xem mình nên sử dụng liều lượng yến sào như thế nào, nhằm hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.  

Một số gợi ý chế biến yến sào cho người bệnh tiểu đường

Để sử dụng yến sào đạt được kết quả tốt trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường, hỗ trợ kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả, chúng ta luôn phải biết cách chế biến yến sào với những công thức sao cho phù hợp.

Để tổ yến có thể phát huy hết những công dụng vốn có cho việc chữa trị, hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường, người bệnh có thể tham khảo các cách chế biến như:

Chưng yến chung với táo tàu:

Khi chưng yến dành cho người tiểu đường, chúng ta có thể chưng tổ yến với táo tàu để mang đến vị ngọt thanh mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Người bệnh nên chưng trong khoảng 20 – 30p là yến chín, nếu chưng quá lâu sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng vốn có trong tổ yến sẽ gây lãng phí và không có hiệu quả.

>>> Xem thêm: Tiểu đường có ăn được yến chưng đường phèn không?

Nấu cháo yến với gạo mầm:

Nguyên liệu cần có: 4g tổ yến, 20g thịt bằm, nửa bát gạo mầm, hành ngò và các loại gia vị đủ dùng.

Cách nấu: 

  • Yến sào sau khi làm sạch lông, loại bỏ các tạp chất thì đem ngâm nước sạch hoặc ngâm tổ rút lông sẵn trong 15-20 phút.
  • Yến đã được làm sạch rồi bạn đem chưng cách thủy trong 20 phút. Gạo mầm ngâm nước sạch khoảng 40 phút rồi đem nấu cháo cho nở chín đều, nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn.
  • Bạn có thể thêm chút thịt bằm để món cháo thêm ngon và hấp dẫn. Yến tinh chế sau khi chưng lên thì hãy cho vào cháo đậy nắp trong 5 phút. Múc cháo ra tô, bạn cũng đừng quên rắc thêm hành ngò cho dậy mùi thơm.

Ngoài ra, người tiểu đường có thể chế biến yến kết hợp với các nguyên liệu khác thành những món mặn để dùng như: Canh tổ yến hạt sen, Gà ác hầm tổ yến,… Những món ăn này vừa bổ dưỡng, ít tinh bột, không chứa đường nên sẽ là món ăn phù hợp dành cho người bệnh tiểu đường. 

Những lưu ý quan trọng khi sử dụng yến sào với bệnh nhân tiểu đường

Để người bệnh tiểu đường có thể dễ dàng hấp thụ hết toàn bộ những thành phần bổ dưỡng có trong yến sào, khi sử dụng chúng ta cần phải hết sức lưu ý những vấn đề sau đây:

  ♦ Sử dụng các nguyên liệu được chỉ định, nhớ rằng không nên sử dụng thực phẩm chứa hàm lượng tinh bột cao, hoặc đường nhằm đảm bảo sức khỏe và hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường một cách hiệu quả.

  ♦  Khi chế biến món ăn với yến nên kết hợp thêm các loại nguyên liệu phù hợp như thịt nạc, trứng, rau củ nhiều chất xơ… để mang đến những món ăn giàu dinh dưỡng, vừa có công dụng bồi bổ cho cơ thể vừa không sợ ảnh hưởng đến đường huyết trong cơ thể. 

  ♦  Nên chọn mua tổ yến sào ở những nơi uy tín, có chứng nhận rõ ràng về chất lượng, đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Không nên ham mua tổ yến giá rẻ vì rất có thể đó là hàng nhái, pha tạp, không rõ xuất xứ… 

Trên đây là những thông tin hữu ích về những công dụng tuyệt vời khi sử dụng yến sào đối với bệnh nhân tiểu đường. Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ biết thêm nhiều điều bổ ích và đừng quên chia sẻ cho nhiều người khác nữa nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ 

Công Ty Yến Sào Hoàng Gia

Địa Chỉ: 143 Đường số 5, Bình trị đông b, Quận Bình Tân, Tphcm

Website: https://yensaohoanggia.net/

Pinterest: https://www.pinterest.com/yensaohoanggia/

Twitter: https://twitter.com/yensaohoanggia

Yến Sào: https://yensaohoanggia.net/danh-muc-san-pham/yen-sao/

Hồng Yến: https://yensaohoanggia.net/danh-muc-san-pham/hong-yen/

Yến Sào Cao Cấp: https://yensaohoanggia.net/danh-muc-san-pham/yen-sao-cao-cap/

Hồng Yến Thô: https://yensaohoanggia.net/danh-muc-san-pham/hong-yen-tho/

Yến Rút Lông: https://yensaohoanggia.net/danh-muc-san-pham/yen-rut-long/

Yến Tinh Chế: https://yensaohoanggia.net/danh-muc-san-pham/yen-tinh-che/

Yên Trắng Thô: https://yensaohoanggia.net/danh-muc-san-pham/yen-trang-tho/

Yến Tươi: https://yensaohoanggia.net/danh-muc-san-pham/yen-tuoi/

Yến Vụn: https://yensaohoanggia.net/danh-muc-san-pham/yen-vun/

0/5 (0 Reviews)